Phèn sắt là gì? Những ứng dụng thực tiễn của phèn sắt
Phèn sắt là một trong những hợp chất được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu được đặc tính và ứng dụng thực tiễn của loại hợp chất này. Chính vì vậy trong bài viết này, thietbihoboi.org sẽ cùng bạn đi tìm hiểu kỹ hơn về nó nhé.
Contents
Phèn sắt là gì?
Đây là một loại muối kép của sắt (III) sunfat với muối sunfat của kim loại kiềm hay amoni. Loại muối này khi tồn tại ở dạng tinh khiết sẽ là tinh thể không màu. Nhưng khi hòa tan trong nước, hợp chất này sẽ ngả sang màu tím và vết mangan.
Công thức hóa học của phèn sắt:
- (Phèn sắt III): Fe2(SO4)3.nH2O
- (Phèn sắt II): FeSO4.7H2O
- (Sắt III Clorua): FeCl3.nH2O
Đặc tính nổi bật của phèn sắt
Cũng giống như nhiều loại hóa chất khác, Fe2(SO4)3.nH2O cũng có những đặc tính riêng, bao gồm các đặc tính vật lý và các đặc tính hóa học. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về những đặc tính nổi bật của loại hóa chất này nhé.
1. Đặc tính vật lý
- Có vị chua khi pha với nước.
- Không tan trong rượu.
- Nước khi bị nhiễm sắt sẽ có mùi tanh.
- Nước bị nhiễm phèn có màu vàng và mùi khó chịu. Sử dụng loại nước này để giặt quần áo, thì quần áo sẽ bị ố vàng.

Đặc tính nổi bật của phèn sắt
2. Đặc tính hóa học
– Đặc tính hóa học của muối sắt tương tự như muối nhôm, khi thủy phân sẽ tạo axit (ion H+). Chính vì vậy nó cần đủ độ kiềm để giữ pH không đổi.
Fe3+ + 3H2O –> Fe(OH)3 + 3H+
– Khi so sánh chất keo của phèn sắt và phèn nhôm được tạo thành, thì độ hòa tan của của nó trong nước sẽ nhỏ hơn phèn nhôm.
– Tỷ trọng của loại muối này chỉ bằng 1,5 lần phèn nhôm, do đó keo sắt tạo thành vẫn lắng được khi nước có ít nhất huyền phù.
Ưu điểm – nhược điểm của phèn sắt với phèn nhôm
– Ưu điểm: Khi sử dụng loại hóa chất này để kết tủa chất lơ lửng, thì hàm lượng cần dùng sẽ ít hơn so với khi sử dụng phèn nhôm. Thông thường chỉ bằng 1/3 – 1/2 liều lượng phèn nhôm. Hơn nữa, loại muối này ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và giới hạn độ pH khá rộng, nên thường được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước bể bơi, nhất là bể bơi ngoài trời.
– Nhược điểm: Khi sử dụng trong xử lý nước bể bơi, nó có thể ăn mòn đường ống mạnh hơn so với khi sử dụng phèn nhôm. Nguyên nhân được nhận định là do các đường ống thông thường được cấu tạo từ các kim loại có tính chất mạnh hơn sắt, nên khi sử dụng vào xử lý nước bể bơi việc đường ống bị ăn mòn cũng là điều dễ hiểu.
Ứng dụng phèn sắt trong đời sống
Trên thực tế, loại hóa chất này được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực của đời sống. Cụ thể được ứng dụng ở những lĩnh vực nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1. Trong công nghiệp
– Phèn sắt là nguyên liệu dùng để tinh chế vàng.
– Dùng để sản xuất ra một số hợp chất khác.
– Làm chất xúc tác cho phản ứng của ethylene với clo, tạo thành ethylene dichloride. Thành phần này được sử dụng chủ yếu cho sản xuất công nghiệp của vinyl clorua monomer để sản xuất PVC.
2. Trong nông nghiệp
– Trong nông nghiệp, loại hóa chất này được dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón và thức ăn cho gia súc.
– Dùng để bổ sung sắt cho những cây trồng bị thiếu sắt và bị một số bệnh như vàng lá, lá úa.
3. Trong xử lý nước
Bằng phương pháp loại bỏ phosphate và phương pháp keo tụ, phèn sắt được ứng dụng trong xử lý nước bể bơi, nước thải sinh hoạt, nước thải xi mạ, công nghiệp,….
Tuy nhiên loại hóa chất này có nhược điểm là dễ làm ăn mòn đường ống, nên trong nhiều trường hợp người ta thường kết hợp cả phèn nhôm và phèn sắt theo tỷ lệ tương ứng là 1:1 hoặc 2:1.
Có lẽ đến đây quý vị đã nắm bắt được một số thông tin cơ bản liên quan đến phèn sắt rồi đúng không nào. Nếu cần tư vấn thêm về loại hóa chất này, quý vị có thể liên hệ đến thietbihoboi.org để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh nhất.